hinhf VÁN KHUÔN . NET: tháng 5 2015

CHIỀU DÀY TỐI THIỂU CỦA KẾT CẤU KHI TRƯỢT

          Trong quá trình trượt xuất hiện lực ma sát giữa thành ván khuôn và bê tông. Giá trị lực ma sát này phụ thuộc vào vật liệu làm ván khuôn và độ dính bám của vữa bê tông lên bề mặt ván khuôn. Theo thực nghiệm lực ma sát có trị số lớn hơn nhiều trọng lượng của hệ ván khuôn,vì vậy công nghệ ván khuôn trượt coi trọng việc khắc phục lực cản ma sát này. Khi trượt, sự phá hủy của bê tông trong ván khuôn trượt có thể xảy ra tại tiết diện bất kỳ, khi ở đó xuất hiện lực ma sát F. Lực ma sát này có xu hướng nâng bứt bê tông thì bê tông sẽ bị kéo lên gây hiện tượng nứt ngang.
          Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do bê tông mới đổ chưa đủ khả năng chịu kéo và sự dính kết giữa bê tông và thép chưa hình thành.
          Thực tế thiết kế và thi công, thường cấu tạo ván khuôn trượt có độ vát hình côn nên sự phá hủy của bê tông thường chỉ xảy ra tại chỗ có khe hở giữu bê tông và ván khuôn tại vị trí nói tiếp A-A.
          Điều kiện để bê tông không bị nứt ngang là trọng lượng bê tông G phải đủ lớn để thắng đuợc lực ma sát F.
          Trọng lượng bê tông G phụ thuộc chủ yếu vào chiều dày kết cấu, nên khi kết cấu có chiều dày lớn thì xác suất phá hoại do nứt ngang nhỏ. Để bê tông mới đổ không bị kéo lên theo ván khuôn cần phải đảm bảo điều kiện G ≥ 2F.
Ví dụ:         Xác định kích thước tiết diện cột tối thiểu khi trượt
          Trường hợp trượt cột để bê tông mới đổ không bị kéo lên theo ván khuôn cần phải đảm bảo điều kiện G ≥ F.
a    Đối với cột hình vuông cạnh là a (ván khuôn thép có lực ma sát là 1,5 ÷ 3 kN/m2)
G = 2400.a2.h
F = f.4a.h = 150.4a.h = 600.a.h
Từ điều kiện: G ≥ F suy ra amin ≥ 0,25m hay 25cm.
b)   Đối với cột chữ nhật cạnh a và b (ván khuôn thép có lực ma sát là 1,5 ÷ 3 kN/m2)
              G = 2400.a2.h
F = f.4a.h = 150.2(a+b).h
Từ điều kiện: G ≥ F suy ra a.b/2(a+b) ≥ 0.0625
Đọc thêm >>

VÁN KHUÔN CHO BÊ TÔNG TRANG TRÍ

   Ván khuôn cho bê tông trang trí có vai trò chủ yếu là để tạo những bề mặt thật hoàn mỹ của bê tông trang trí, với hình dáng đẹp đẽ, bền lâu. Vì vậy nó phải đảm bảo sự chính xác về hình dáng, kích thước của những bộ phận công trình kiến trúc cần thực hiện. Bất kỳ những sự hư hỏng, sai lệch nào cũng có thể cộng dồn từ tầng nọ đến tầng kia; kết quả cuối cùng dẫn đến sai số lớn theo chiều thẳng đứng hay chiều ngang mà không thể dễ dàng sửa chữa khi đã đổ bê tông xong.
Ván khuôn trang trí cần phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
- Chịu được tải trọng tác dụng (trọng lượng bản thân, lực đẩy của bê tông, trọng lượng của thiết bị, tải trọng gió, người đi lại…);
- Không bị biến dạng;
- Kín khít, không để chảy vữa xi măng của bê tông mới đổ;
- Việc gia công phải đảm bảo thật chính xác để tạo được bề mặt bê tông trang trí có chất lượng tốt và hình dáng yêu cầu;
- Lắp dựng phải thật chính xác, cố định chắc chắn, lắp đến đâu được đến đó và kiểm tra đối chiếu với sai số cho phép;
- Cấu tạo đơn giản, tháo lắp nhẹ nhàng, không cần lực tác động mạnh, sử dụng được nhiều lần và giữ được bề mặt bê tông nguyên vẹn;
- Khi sản xuất ván khuôn, cần phải chừa sẵn các lỗ trống để luồn các thiết bj, cấu kiện đặt sẵn của công trình, tránh đục phá ván khuôn khi đã lắp vào công trình.
   Giàn giáo ván khuôn phải thực hiện sao cho ổn định, vững chắc và chịu được tất cả các tải trọng tác dụng. Tất cả các thành phần chống đỡ ván khuôn phải có giằng hoặc chống theo hai phương. Trong khi thi công, cần lường trước hiện tượng lún cột chống do nền đất yếu.
   Cần sử dụng máy trắc đạc để kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn, nghiệm thu giàn giáo trước và trong thời gian đổ bê tông. Nếu thấy hư hỏng phải sửa chữa kịp thời.
   Việc chọn ván khuôn trang trí trước hết phụ thuộc vào tính chất và tầm quan trọng của công trình, sau đó là mục đích trang trí và khả năng thi công.
   Bất kỳ trường hợp nào, ván khuôn, giàn giáo cho bê tông trang trí chỉ được thực hiện trên cơ sở thiết kế bao gồm đầy đủ các chi tiết để thi công.
   Ván khuôn trang trí có thể làm bằng các vật liệu: gỗ xẻ, ván sợi ép, kim loại, chất dẻo, cao su…
Đọc thêm >>

PHÂN LOẠI VÁN KHUÔN THEO VẬT LIỆU SỬ DỤNG

 Theo vật liệu làm ván khuôn người ta có thể phân ra:
- Ván khuôn gỗ làm bằng gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán chịu nước (cốp pha phủ phim), gỗ ép bền nước; 
- Cốp pha kim loại: làm bằng tôn mỏng, nhôm cứng (hợp kim nhôm…); 
- Ván khuôn làm bằng cao su, chất dẻo… 
- Ván khuôn ốp mặt làm bằng bê tông, bê tông cốt thép, xi măng lưới thép và kim loại.. Trong quá trình đổ bê tông các tấm ốp mặt được liên kết chặt với chính kết cấu của bê tông công trình và nằm lại ở công trình với chức năng trang trí bề mặt.
- Ván khuôn làm bằng các tấm định hình, liên kết với các kết cấu lắp ghép bằng bu lông hoặc bằng dây thép vặn xoắn.

Đọc thêm >>

VÁN KHUÔN CẦU THANG

Nguyên lí cấu tạo của ván khuôn cầu thang nói chung tương tự ván khuôn dầm sàn (ván khuôn định hình). Ván khuôn đan thanh được tính toán và cấu tạo giống với khuôn sàn, ván khuôn dầm chiếu tới, dầm chiếu nghỉ, dầm cuốn thang giống ván khuôn dầm bình thường. Điều chú ý là:
- Khi tính toán cũng như cấu tạo phải kể đến độ dốc của ván khuôn;
- Bố trí cây chống sao cho tiết kiệm nhất, vì tải của đan thang nhỏ nên hệ dầm đỡ ván khuôn đan thanh nên có hai lớp dầm ngang và dầm dọc sẽ tiết kiệm hơn.
- Khi chưa tháo cây chống vẫn phải đảm bảo giao thông được nên hệ cây chống cầu thang bao giờ cũng chống về hai phía của đan thang;
- Cây chống cầu thang có hai  loại: chống đứng (vuông góc với mặt đất) và chống xiên ( vuông góc với đan thang). Trong đó cây chống xiên thường dài, chiếm nhiều diện tích sàn nhà và dễ trượt, nên hạn chế sử dụng.

Sau đây là một số ví dụ:

1) Mô tả khái quát ván khuôn cầu thang
Thành phần chính của ván khuôn cầu thang
2) Ván khuôn cầu thang với cây chống thép gỗ kết hợp (một lớp dầm gỗ)
Cấu tạo ván khuôn cầu thang
a) Mặt cắt ván khuôn dọc thang; b) Phối cảnh ván khuôn bậc thang

1. Ván khuôn đan thang; 2. Ván khuôn bậc thang; 3. Dầm gỗ dọc (1 lớp);
4. Cây chống (gỗ và thép); 5. Giằng chéo; 6. Thanh giằng giữ tấm ván khuôn bậc.
3) Ván khuôn cầu thang với ván khuôn tường kết hợp
a) Mặt đứng ván khuôn cầu thang chỗ tiếp giáp với ván khuôn tường.
Mặt đứng ván khuôn thang
b) Mặt cắt ván khuôn cầu thang và ván khuôn tường.
Mặt cắt ván khuôn thang
4) Phối cảnh ván khuôn cầu thang với cây chống thép (chống đứng), dầm gỗ.
Phối cảnh ván khuôn thang
1. tấm ván khuôn mặt; 2. Dầm gỗ ngang
3. dầm gỗ dọc; 4. Cây chống đứng (thép)
Chú ý: cây chống đan thang bao giờ cũng chống hai bên (để dành lối đi phục vụ cho giao lên xuống các tầng trong thời gian chưa tháo cây chống.
5) Ván khuôn cầu thang với cây chống thép (chống xiên), dầm gỗ.
Ván khuôn thang với cây chống xiên
1. Tấm ván khuôn mặt; 2. dầm gỗ ngang; 3. dầm gỗ dọc; 4. Cấy chống xiên (thép);
a) Mặt cắt dọc thang; b) Phối cảnh một đoạn thang
6) Ván khuôn cầu thang với cây chống gỗ (chống đứng)
Ván khuôn thang với cây chống đứng
1. Tấm ván khuôn mặt; 2. Dầm go64ngang (lớp 1); 3. Dầm gỗ dọc (lớp 2);
4. Cây chống đứng (gỗ); 5. Ván (bọ) liên kết cột chống và dầm dọc; 6. Giằng chéo.
7) Ván khuôn bậc thang
Ván khuôn bậc thang
a) Phối cảnh ván khuôn bậc thang; b) Mặt cắt dọc đan thang thể hiện ván khuôn bậc thang.
1. tấm ván khuôn bậc thang; 2. Dầm gỗ giữ bậc thang;
3. Bọ giữ ván khuôn bậc thang; 4. Ván khuôn thành bậc;
5. Dầm ngang (lớp 1); 6. dầm dọc (lớp 2)
8) Phối cảnh ván khuôn bậc thang đầu tiên và dầm cuốn thang.
Phối cảnh ván khuôn bậc thang và dầm cuốn thang
9) Ví dụ về ván khuôn thành bậc thang.
Ván khuôn dầm cuốn thang
Đọc thêm >>

PHÂN LOẠI VÁN KHUÔN THEO MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN TRONG THI CÔNG

Theo độ lớn của bộ phận công trình, vị trí và tầm quan trọng của các công trình đó, ván khuôn được phân loại như sau:
- Ván khuôn đơn giản, cho bê tông các loại kết cấu đơn giản (như móng bè, móng băng…);
- Ván khuôn trung bình, cho công trình không sử dụng khung bê tông cốt thép, có sàn bình thường là sàn phẳng;
- Ván khuôn phức tạp cho công trình có tường chịu lực, có sàn với dầm chính, dầm phụ và công trình có khung bê tông cốt thép, gồm: cột, dầm thẳng, sàn sườn có vát hoặc không có vát;
- Ván khuôn đặc biệt cho sàn có nhiều ô, cầu thang phẳng, sàn hình nấm đa giác, sàn xi-lô, đài nước, khung  nghiêng…;
- Ván khuôn đặc biệt phức tạp cho vòm, sàn nấm hình cong, ván khuôn cầu thang xoáy ốc, dàn kèo, phễu, tháp làm lạnh…(ván khuôn định hình)

Đọc thêm >>

CẤU TẠO VÁN KHUÔN DI CHUYỂN NGANG

   Cấu tạo ván khuôn di chuyển ngang (một dạng của ván khuôn định hình), gồm 2 phần chính: hệ chống đỡ và ván khuôn.
   Hệ chống đỡ bằng gỗ hoặc bằng kim loại, tạo nên các khung sườn cho ván khuôn, có thể di chuyển vị trí bằng cách kéo trượt trên đường bằng hoặc lăn trên đường ray. Hệ chống đỡ gồm các cấu kiện rời lắp ráp lại, có thể thay đổi hình dạng phù hợp với việc lắp ráp và tháo dỡ ván khuôn.
   Ván khuôn làm bằng ván, gỗ dán hoặc tôn mỏng.Ván khuôn di chuyển ngang phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
- Ván khuôn, hệ thống phải chắc chắn, khi di chuyển không bị biến dạng hoặc hư hỏng;
- Cấu tạo phải đảm bảo cho lắp, tháo, di chuyển nhanh chóng.
   Để tháo ván khuôn và dùng cho phân đoạn sau được nhanh, cần sử dụng bê tông đông cứng nhanh.
Đọc thêm >>

VÁN KHUÔN DI CHUYỂN NGANG

   Ván khuôn di chuyển ngang khi được dùng khi đổ bê tông những công trình có tiết diện không đổ theo chiều dài như dường ống, đường cống cái, mái gara, mái chợ, mái nhà kho… Khi thi công các công trình toàn bộ hệ thống ván khuôn này được bố trí trên hệ thống đường ray hay bánh xe. Việc thực hiện bằng tời hay kích.
   Để sử dụng được loại ván khuôn định hình này, công trình phải dài, các đoạn của kết cấu lặp lại có tính chu kì như bê tông thanh dầm, tường; bê tông đường hầm; bê tông tuynen… mỗi loại ván khuôn tương ứng với mỗi đoạn công trình.
   Người ta đổ bê tông cả tường, trần cùng một lúc. Trong các trường hợp thi công các đường ngầm trong lòng đất, người ta thường thi công đáy trước, còn trần và thành thi công sau cùng một lúc.
Trong trường hợp này bê tông thường đổ vào khuôn theo phương ngang. Người ta thường dùng máy bơm vữa bê tông với một áp lực ngang đủ lớn.
   Khi muốn di chuyển hệ ván khuôn sang vị trí tiếp theo trên tuyến, người ta hạ bớt kích và nới lỏng hệ tăng đơ (kích vít), ván sẽ tách ra khỏi bê tông sau đó dùng tời kéo hoặc máy đẩy sang vị trí mới. Ván khuôn di chuyển ngang, di chuyển trên mặt đất giống như tàu hỏa chạy trên đường ray.
Đọc thêm >>

VÁN KHUÔN BỂ

Ván khuôn bể là một dạng ván khuôn định hình. Về phương diện thi công, ván khuôn bể được chia thành các dạng chính: ván khuôn cho bể hình tròn, ván khuôn cho bể có hình nhiều cạnh; ngoài ra còn có những dạng đặc biệt phụ thuộc hình dạng kết cấu công trình. Ván khuôn cho bể hình nhiều cạnh, như bể hình vuông, bể hình chữ nhật…thực hiện như ván khuôn tường.
Bể hình tròn có thể phân chia thành các loại: đường kính bé, đường kính lớn, chiều cao bé, trung bình và lớn. Tương ứng với mỗi loại có các cách cấu tạo ván khuôn khác nhau.
Tùy thuộc cách chia mạch ngừng, theo chiều thẳng đứng hoặc ngang, mà ván khuôn được lắp từng đoạn hay toàn chu vi bể.
Đọc thêm >>

CÔNG NGHỆ VÁN KHUÔN TẤM LỚN

Những ưu điểm và hạn chế trong công nghệ ván khuôn tấm lớn:
Ván khuôn tấm lớn dùng cho những công trình có bề mặt lớn, như móng thiết bị, cột lớn, tường phẳng… loại ván khuôn này có những ưu, khuyết điểm như sau:
- Ưu điểm:
    + Do bề mặt của ván khuôn lớn nên chất lượng của bê tông sẽ tốt hơn, trong công nghệ ván khuôn thông thường ta phải ghép bằng nhiều tấm ván khuôn nhỏ, có  nghĩa là có nhiều mối nối, vì vậy tạo nhiều khe hở, dẫn đến dễ bị mất nước xi măng trong quá trình đổ bê tông. Mặt khác nếu phải ghép nhiều tấm ván thì rất khó tạo được mặt phẳng cho bề mặt cấu kiện hoặc cả bề mặt công trình;
    + Ván khuôn tấm lớn sử dụng bền hơn: vì chúng có bề mặt là những tấm liền và được chế tạo thành hệ vững chắc ổn định. Khi tháo lắp và vận chuyển được thực hiện bởi những loại máy móc tương ứng, vì thế hạn chế được những tác động cục bộ vào từng vị trí của ván khuôn do không phải sử dụng búa, xà beng, đòn bẩy… trong tháo lắp như đối với ván khuôn thường nên nó không bị biến dạng bề mặt, sứt mẻ hoặc cong vênh mép. Chính vì vậy mà ván khuôn tấm lớn thường được sử dụng nhiều hơn;
   + Nâng cao được trình độ cơ giới hóa trong thi công xây dựng: ván khuôn tấm lớn có kích thước rộng và trọng lượng lớn. Nó có thể nặng từ vài tạ đến vài tấn và thường thì thi công trên cao nên lao động thủ công không làm được. Vì thế nó đòi hỏi phải có máy móc thiết bị hỗ trợ như cần trục, máy nâng, kích … để nâng cao trình độ cơ giới hóa công nghệ ván khuôn tấm lớn cần nghiên cứu khâu chế tạo sản xuất ván khuôn cũng như đầu tư trang thiết bị;
   + Rút ngắn thời gian tháo lắp, ván khuôn tấm lớn có kích thước thường bằng bề mặt cấu kiện và được chế tạo chính xác, cho nên tháo lắp dễ dàng nhanh chóng theo phương tiện cơ giới, từ đó đẩy nhanh tiến độ thi công công trình;
   + Ván khuôn tấm lớn sẽ đạt hiệu quả kinh tế rất cao nếu khối lượng thi công nhiều.
- Nhược điểm:
   + Ván khuôn tấm lớn đòi hỏi trình độ thiết kế chế tạo cao. Chúng thường được chế tạo theo hai cách:
   + Chế tạo liền mảng: cách này đòi hỏi phải có các xưởng sản xuất ván khuôn chuyên dụng, có cán bộ trình độ chuyên môn cao và đòi hỏi những lợi vật liệu tương thích;
   + Chế tạo tổ hợp: sử dụng các ván khuôn định hình panel chuẩn để tổ hợp thành bộ ván khuôn tấm lớn. Việc thiết kế chế tạo theo cách này ngoài những yêu cầu về độ phẳng chính xác cao, ván khuôn lại phải tạo thành hệ ổn định vững chắc do đó yêu cầu trình độ chuyên môn cao. Như vậy cần có công nhân thao tác lành nghề và có địa điểm gia công thuận lợi , hoặc xưởng gia công;
   + Do ván khuôn có diện tích lớn, không thể tiến hành cẩu lắp khi gió to;
   + Phải có thiết bị phù hợp như phương tiện vận chuyển, cần cẩu, vận thăng, máy nâng, tời, kích, máy nén khí, máy bơm bê tông… thì biện pháp thi công mới hiệu quả ;
   + Nếu công trình kiến trúc có hình dạng phức tạp thì chế tạo ván khuôn tấm lớn sẽ rất khó khăn, tốn kém, làm tăng giá thành sản phẩm. Vì thế trong thiết kế nhà nhiều tầng người ta đòi hỏi phải tiêu chuẩn hóa mô đun hóa rất cao, tránh những kết cấu cầu kỳ để có thể áp dụng phương pháp thi công ván khuôn tấm lớn.
   + Nếu khối lượng thi công ít hoặc dùng cho kết cấu và công trình đơn lẻ thì hiệu quả  kinh tế thấp.
   Ván khuôn tấm lớn thông dụng có diện tích từ 15 đến 20 m2 cấu tạo từ các tấm ván mặt, sườn và gông (thường là giàn khung), các thanh gông bằng gỗ thanh, thép, hoặc ống thép để tăng độ cứng cho ván khuôn. Ván có chiều dày 40-50mm, làm bằng gỗ thanh hay ván gỗ, ván ép hoặc thép.
   Khoảng cách giữa các sườn, tiết diện của sườn và gông được xác định theo tính toán sao cho tiết diện là bé nhất. Khi tính toán phải chú ý đến các tải trọng phụ, như lực dật , lực va chạm, lực tập trung phát sinh khi cần trục làm việc. Tiết diện được chọn phải lấy tăng theo dự kiến như trong thực tế.
Đọc thêm >>

VÁN KHUÔN TẤM LỚN LÀ GÌ

Ván khuôn tấm lớn (tức là ván khuôn diện tích lớn, diện tích lớn) khác với ván khuôn khác ở chỗ: chiều cao tương đương với chiều cao thực tế tầng nhà; chiều rộng căn cứ vào mặt bằng nhà, kiểu ván khuôn và năng lực cẩu mà quyết định, nói chung tương đương bề rộng thực tế của gian phòng.
1.Yêu cầu cơ bản đối với ván khuôn tấm lớn:
- Có đầy đủ cường độ và độ cứng, luân chuyển được nhiều lần, phí tổn sửa ít;
- Mặt trơn và phẳng, sau khi tháo dỡ ván khuôn xong có thể không phải trát vữa hoặc ít phải trát lại mặt bê tông, giảm nhiều công tác tu sửa.
- Trọng lượng mỗi mét vuông phải nhẹ, và trọng lượng của mỗi tấm không được vượt quá năng lực của cần cẩu;
- Ghép, tháo, vận chuyển, xếp vào kho phải tiện lợi và an toàn;
- Cấu tạo kích thước phải hết sức tiêu chuẩn hóa, đầu tư một lần rẻ, phí tổn tháo, lắp ít.
2.Đặc điểm công nghệ của ván khuôn tấm lớn:
- Ván khuôn tấm lớn là một loại ván khuôn định hình có kích thước lớn và được xê dựng luân lưu cho một loại kết cấu;
- Các chi tiết liên kết được chế tạo chính xác để đảm bảo cho quá trình tháo lắp được dễ dàng;
- Trọng lượng của loại ván khuôn này khá lớn vì chúng có kích thước bằng bề mặt cấu kiện cho nên phải có thiết bị cẩu lắp và vận chuyển;
- Kích thước yêu cầu của ván khuôn có yêu cầu chính xác cao;
- Vật liệu chế tạo ván khuôn tấm lớn thường là loại có chất lượng tốt như gỗ dán chịu nước, gỗ ép nhân tạo, hỗn hợp thép gỗ, thép, thép hợp kim… Do đó giá thành của chúng tương đối cao. Thực tế cho thấy muốn giảm giá thành khi thi công theo công nghệ này cần phải nghiên cứu để giảm chi phí cho cả năm công đoạn chính là: gia công chế tạo, lắp ráp, sử dụng, tháo dỡ và bảo dưỡng.
Đọc thêm >>

THÁO DỠ VÁN KHUÔN

Tháo dỡ ván khuôn là bước hoàn tất cho công đoạn đổ bê-tông và kết thúc công đoạn thiết kế và thi công ván khuôn. Nghe tháo dỡ thì rất đơn giản nhưng thật sự không đơn giản chút nào. Nếu thực hiện không đúng cách sẽ dẫn đến hư hỏng ván khuôn hoặc công trình hay xấu nhất là ngã đổ. Sau đây là 1 số lưu ý khi tháo dỡ ván khuôn.

1. Thời gian có thể tháo dỡ ván khuôn
Thời gian chờ đợi tháo dỡ ván khuôn phụ thuộc vào:
- Tốc độ ninh kết của xii măng.
- Loại kết cấu công trình và tính chất chịu lực của ván khuôn (ván khuôn thành hay ván khuôn đáy).
Khi hồ bê tông bắt đầu ninh kết thì áp lực của nó lên ván khuôn thành giảm dần đến triệt tiêu hẳn. Vậy có thể tháo dỡ ván khuôn thành khi bê tông đã đạt độ cứng đủ để mặt và cạnh mép kết cấu không bị hư hỏng, sứt mẻ khi tháo dỡ ván khuôn, nghĩa là được phép bóc ván khuôn thành khi bê tông đạt 25% cường độ thiết kế (khoảng 3-4 ngày).

2. Trình tự tháo dỡ
Việc tháo dỡ giàn giáo và ván khuôn đáy dầm (ván khuôn chịu lực) khá phức tạp, vì lúc này kết cấu mới bắt đầu chịu tải trọng bản thân và các tải trọng khác (từ dầm tầng trên chuyển xuống dầm tầng dưới); nếu kết cấu phải làm việc đột ngột (do tháo dỡ dàn giáo sai quy cách) thì không khác gì kết cấu bị va chạm mạnh, có thể bị phá hoại. Vậy, phải hạ dàn giáo thật nhè nhàng, điều hòa, thành hai ba đợt thùy theo khẩu độ và trọng lượng kết cấu:
- Hạ các cột giáo chống dầm (cây chống tăng) (nhịp nhỏ dưới 4m) khi cường độ bê tông đã đạt 50% cường độ thiết kế, trên suốt chiều dài nhịp dầm, theo lệnh điều khiển chung mà đóng từng nhát búa tháo nêm hoặc cùng quay kích vít một góc nhất định.
-Hạ các côt giáo chống dầm (cây chống tăng) (nhịp nhỏ dưới 8m) khi bê tông đã đạt 70% cường độ thiết kế, cũng tiến hành trên suốt nhịp dầm, nhưng được để lại các cột giáo chống cách đoạn 3 m, cho đến khi cường độ đạt 100% mới tháo dỡ hết.
- Hạ các cột giáo chống dầm (cây chống tăng) có nhịp trên 8 m, khi cường độ đã đạt 100% cường độ thiết kế, tiến hành làm nhiều đợt đối xứng, bắt đầu hạ cột giáo ở chính giữa nhịp dầm.
- Hạ các cột giáo chống dầm mái công son bắt đầu từ cột chống đầu mút công son.
- Hạ các cột giáo đỡ vòm trụ bắt đầu từ đỉnh vòm, tiến hành đối xứng ra hai phía chân vòm.
- Hạ các cột giáo chống đỡ vòm cầu theo các vòng tròn đồng tâm , bắt đầu từ vòng tròn nhỏ giữa vòm tiến dần ra vòng chu vi ngoài cùng. Các cột giáo trên mỗi vòng tròn đồng tâm được hạ đều đồng thời một lúc.
- Hạ các cột giáo chống bun ke cũng vậy, bắt đầu từ miệng lỗ phễu ra dần đến chu vi ngoài

3. Cách rút ngắn thời gian chờ đợi để tháo dỡ
Muốn rút ngằn thời gian chờ đợi để tháo dỡ ván khuôn hay muốn tăng nhanh tốc độ đông cứng của bê tông, người ta thường áp dụng mấy biện pháp sau:
- Sử dụng loại xi măng ninh kết nhanh như xi măng aluyminat.
- Sử dụng phụ gia làm bê tông đông cứng nhang như clorua canxi.
- Sử dụng hồ bê tông khô (độ sụt 1-2cm) và đầm kỹ bằng đầm rung.

Giới thiệu về VANKHUON.NET:
Sản phẩm ván khuôn của chúng tôi được gia công theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và được kiểm tra khắt khe từ khâu chọn nguyên liệu đầu vào đến kiểm tra sau khi hoàn thiện.
Trải qua nhiều năm phát triển, sản phẩm ván khuôn của chúng tôi đã trở nên tin cậy và quen thuộc đối với các khách hàng trên cả nước.
Sản phẩm ván khuôn của chúng tôi được sử dụng tại nhiều công trình trọng điểm như Dự án FOMOSA Hà Tĩnh, Dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn Thanh Hóa, Dự án nhiệt điện Mông Dương hay tại nhiều dự án khác tại Hà Nội, HCM và các tỉnh lân cận.
Khi có nhu cầu thuê, mua bán thanh lý hoặc gia công sản xuất, xin Quý khách hãy gọi ngay cho chúng tôi để nhận được giá tốt nhất.
HOTLINE: 0982.588.533 (Mr. Hân)
Đọc thêm >>

VÁN KHUÔN TẤM LỚN

I. Cấu tạo ván khuôn tấm lớn
Ván khuôn thường dùng có: tấm mặt, giàn khung, hệ thống thanh chống và phụ kiện lắp ghép tổ hợp lái. Tấm mặt ván khuôn có cường độ và độ cứng lớn có thể không bố trí giàn khung.
- Tác dụng của tấm mặt ván khuôn là tạo hình cho mặt tường bê tông, nên cần phải yêu cầu thiết kế mặt ngoài;
- Tác dụng của giàn khung là làm cho mặt tấm ván khuôn cố định, bảo đảm độ cứng cho mặt, và truyền tải trọng lực mà ván khuôn chịu vào hệ thống thanh chống. Thông thường do sườn ngang sườn đứng được chế tạo bằng thép hình, thép lòng máng, thép dẹt, ống thép vách mỏng lắp ghép lại. Khi dùng mặt bằng gỗ cũng có thể dùng thanh nẹp làm khung;
- Hệ thống thanh chống có tác dụng truyền tải trọng cho sàn nhà, hoặc nền đất, hoặc lên thân tường tầng dưới, và điều chỉnh cho mặt ván khuôn đúng vị trí thiết kế;
- Các phụ kiện gồm: sàn thao tác, thang trèo, bulông xuyên tường, bản kẹp trên miệng.
II. Lựa chọn tấm mặt ván khuôn tấm lớn 
Tấm mặt ván khuôn có thể lựa chọn nhiều loại vật liệu: thép, gỗ, tre, chất dẻo, hiện nay đã dùng các loại tấm mặt như sau:
1. Thép tấm 
Dùng tấm thép dày 4-5mm  hàn lại, mặt bằng phẳng, có thể luân chuyển 200 lần trở lên, loại tấm mặt này được sử dụng rộng rãi nhất. Nhưng trọng lượng khá lớn, có thể đến 40kg/m2, tốn nhiều thép.
Mặt ván khuôn sử dụng théo tấm dày 2.3 hoặc 2.5mm, sườn cạnh cao 55m. Mỗi miếng có kích thước tối đa 300x1500mm, căn cứ theo kích thước mặt ván khuôn lớn mà lắp ghép.
Trọng lượng ván khuôn thép tổ hợp tương đối nhẹ, khoảng 35kg/m2, tiện cho tháo lắp và tổ hợp lại. Nhưng số luân chuyển không được như tấm mặt bằng thép hoàn chỉnh, mối nối lại nhiều phải được xử lý kịp thời.
2. Tấm gỗ dán
Lựa chọn tấm gỗ dán nhiều tầng dày 12, 15, hoặc 18mm. Các năm gần đây ở Trung Quốc thường dùng nhiều loại ván khuôn hiệu Gấu Mèo do công ty Gỗ dán Hoa Lâm tỉnh Thanh Đảo sản xuất, quy cách chủ yếu 2440x 1220mm. Loại này trọng lượng nhẹ, chỉ 9-14kg/m2 , có thể luân chuyển trên dưới 20 lần. Loại gỗ dán này gồm nhiều tấm đơn dày 1.5mm, dùng keo Andehit Ammonium trát lên mặt các tấm gỗ đơn đặt lệch thớ rồi dập ép, trên cùng dùng keo Phenol Andehit phủ một màng và cán mỏng.
Để bảo vệ cạnh mặt gỗ dán có thể dùng thép lá hay đồng lá tạo gờ xung quanh cạnh tấm gỗ dán.
3. Tấm chất dẻo cốt tre
Tấm chất dẻo cốt tre sử dụng cốt trong bằng tre đan, lớp ngoài bằng chất dẻo dính lại, dùng keo dập ép để tạo thành, độ dày khoảng 12mm. Tấm chất dẻo cốt tre có ưu điểm là có thể lợi dụng được tài nguyên tre phong phú của địa phương, tiết kiệm gỗ và sắt thép, cường độ và độ thấm tốt hơn so với tấm gỗ dán.
4. Tấm gỗ sợi nhiều lớp
Dùng nguyên liệu vụn thải của các xí nghiệp gỗ, lấy các thanh gỗ làm đệm bên trong, lấy tấm gỗ sợi ép cứng làm mặt ngoài, dùng keo nhựa cây và Phenol Andehit cán mỏng để chế tạo.
Để nâng cao tính phòng nước và tính chịu mòn, nên dùng nhựa cây tinh chế biến hành quét bề mặt. Kích thước, quy cách kích thước và tính năng cơ bản của tấm cũng tương tự với tấm gỗ ván.
5. Tấm gỗ dán khuôn thép
Ở bốn cạnh của các tấm gỗ (tre) dán cần kẹp các khuôn thép, có thể nâng cao độ cứng toàn bộ của ván khuôn, giữ cho 4 cạnh không bị hư hại.
Nếu dùng cả tấm gỗ (tre) dán lại thì bề dày nên dùng 18mm. Hệ thống ván khuôn lớn do công ty Ván khuôn Thụy Đạt, Thanh Đảo sản xuất, có chiều cao là 2400 và 2700mm, chiều rộng là 2100mm. Nếu dùng ván khuôn lắp ghép tổ hợp, hoặc ván khuôn tổ hợp mở rộng mặt thì có loại dày 12 hoặc 15mm, khung thép cạnh có hai lại cao 55 và 70mm. Loại 55mm dùng kết hợp với ván khuôn thép, nhưng độ cứng hơi kém; loại 70mm có độ cứng tốt hơn, có thể sử dụng thành một hệ thống độc lập.
6. Tấm tổ ong mặt thép thủy tinh 
Dùng các tầng tổ ong làm chất đệm, tấm thép thủy tinh làm mặt thì có thể tiết kiệm khung sườn và cũng không cần dùng khung thép ở bốn phía.
Ưu điểm là cường độ ván khuôn lớn, trọng lực nhẹ, khi tấm dày 6cm, trọng lượng khoảng 15kg/m2.  Loại ván khuôn này do Sở Nghiên cứu kỹ thuật thi công Bắc Kinh sáng chế.
7. Ván khuôn tổ hợp chất dẻo
Do công ty trách nhiệm hữu hạn chất dẻo Đồng Tế, khu Khai  phát Thiên Tân sản xuất, kích thước bản mặt bằng là 1500x 4500mm, sườn cao 80mm. Trọng lượng mỗi tấm 28,4kg. Loại ván khuôn tổ hợp này có trọng lượng nhẹ, mặt láng bóng, tháo ván khuôn rất dễ. Nó đã được Công ty Xây dựng số 1 Thiên Tân và một số đơn vị sử dụng nhiều năm.
Đọc thêm >>

VÁN KHUÔN ĐỊNH HÌNH KÍCH THƯỚC NHỎ

1. Tấm khuôn
   Tấm khuôn gỗ kích thước nhỏ được cấu tạo theo những yêu cầu dưới đây:
   - Tấm khuôn làm bằng ván có chiều dày không dưới 19mm (thông thường từ 25 – 30mm). Liên kết ván bằng các nẹp gỗ và đóng đinh từ phía mặt ván tiếp xúc trực tiếp với bê tông.
   - Kích thước và vị trí đặt nẹp. trên tấm khuôn dùng cho ván khuôn tường, ván khuôn cột, ván khuôn sàn, được xác định từ cách cấu tạo tấm khuôn. Tải trọng áp dụng lên ván khuôn (áp lực ngang của bê tông mới đổ, trọng lượng bê tông…), do các thành phần gia cố (sườn, thanh giằng, gông…) chịu.
   - Kích thước của nẹp và khoảng cách giữa chúng trên tấm khuôn dùng cho ván khuôn dầm chính, dầm phụ, khung ngang… cần được xác định theo tính toán, bởi vì các nẹp chịu áp lực ngang của bê tông mới đổ.
   - Khoảng cách từ nẹp ngoài cùng cho đến tấm khuôn trong giới hạn từ 150 – 250mm (khi khoảng cách nhỏ hơn 150mm sẽ cản trở việc lắp khuôn, khi lớn hơn 250mm tấm khuôn sẽ không đủ độ cứng).
   - Trọng lượng tấm khuôn không nên vượt quá 70kg; khi lắp sẵn thành hộp khuôn, ván khuôn dầm, đóng sẵn thành hộp…) trọng lượng đó phải phù hợp với phương tiện cẩu lắp.
2. Liên kết đinh:
   - Liên kết đinh trong từng tấm khuôn, hoặc trong các thành phần khác của ván khuôn, cần cấu tạo sao cho trong thời gian đổ bê tông đinh làm việc ở trạng thái chịu cắt, vì khi tháo dỡ ván khuôn, có thể nhổ đinh được dễ dàng.
   - Số lượng và kích thước đinh khi chịu tải  trọng tính toán, cũng như cách bố trí đinh phải phù hợp tính toán và quy định về cấu tạo.
   - Khi không chịu tải trọng tính toán, mà chỉ để liên kết các thành phần của ván khuôn đinh sẽ được bố trí với số lượng ít nhất và chiều dài nhỏ nhất.
3. Gia cố ván khuôn
   - Ván khuôn chịu áp lực ngang của bê tông mới đổ nên chúng cần được gia cố cả trong lẫn ngoài.
   - Gia cố bên trong: Cố định hai thành ván khuôn đối diện bằng dây thép, bu-lông, hoặc cố định thành ván khuôn bằng thanh giằng xiên liên kết với móc neo đã được chon sẵn với bê tông đã đổ đợt trước. Ngoài ra nguời ta còn cố định thành ván khuôn bằng thanh giằng liên kết với thép chịu lực bên trong của công trình.
   - Gia cố bên ngoài: Bằng các nẹp giữ chân thành ván khuôn, thanh định vị, chống xiên, gông …
4. Xác định kích thước của các thành phần ván khuôn
   Kích thước tiết diện của các thành phần ván khuôn, khoảng cách giữa các thành phần gia cố của chúng và các số liệu khác để lập bản vẽ ván khuôn, cần phù hợp với các điều kiện sau:
   - Ván khuôn dùng cho kết cấu bê tông nặng, với trọng lượng đơn vị bằng 2500kg/m3
   - Ván khuôn làm bằng gỗ thông (hoặc gỗ có cường độ tương đương), hoặc gỗ dùng cho những thành phần riêng của nó phải phù hợp với những yêu cầu về vật liệu làm ván khuôn.
   - Bê tông được làm chặt bằng phương pháp đầm trong.

Trong những trường hợp khác với những điều kiện ở trên, cũng như với các kết cấu chưa đề cập tới, việc xác định kích thước của các thành phần ván khuôn đều phải được tính toán cụ thể.
Đọc thêm >>

THI CÔNG VÁN KHUÔN TRƯỢT

  Để đảm bảo thi công ván khuôn (ván khuôn) trượt an toàn trong thi công, ngoài việc phải tuân theo những quy định kỹ thuật an toàn có liên quan đề phòng vật rơi từ trên cao, còn phải tôn trọng các yêu cầu kỹ thuật an toàn dưới đây:
1. Cùng với việc lập phương án thi công ván khuôn trượt, còn phải dựa vào đặc điểm cấu kiện công trình và điều kiện thi công, lập biện pháp kỹ thuật an toàn tương ứng.
2. Thiết kế trang bị ván khuôn trượt, phải có độ cứng tổng thể tương đối tốt, an toàn và có tính năng vận hành tốt. Trên tổng thể, đảm bảo thiết bị ván khuôn trượt vận hành ổn định và an toàn. Khi dùng phương án thi công trượt không toàn bộ phải có biện pháp đảm bảo độ ổn định tin cậy của sàn và hệ thống ván khuôn trượt, đảm bảo ổn định của hệ thống sàn.
3. Xung quanh sàn thao tác trượt chính phải bố trí lan can bảo vệ cao hơn phần trên của gía nâng 1,2 m (ở vị trí ty kích). Lan can có không ít hơn 4 thanh ngang và có treo lưới an toàn, chân của lan can phải bố trí tấm chắn. Tấm lát của sàn thao tác chính và sán giá treo trong, ngoài phải khít và cố định.
4. Sàn thao tác giá ngoài: Mặt ngoài phải bố trí hai hàng thanh chắn và một tấm chắn dưới chân ở vị trí cao 1m phía trong của nó phải lắp đặt một hàng thanh chắn và thêm một tấm chắn dưới chân. Lưới an toàn treo vào giá phải treo chắc vào mặt ngoài của giá, đồng thời vòng qua đáy của sàn đến lan can phía trong và bọc chắc.
5. Bốn xung quanh từ giá đến sàn thao tác, phải bố trí thang để lên xuống đáp ứng yêu cầu an toàn thi công, miệng thang phải bố trí tấm đẩy di động. Nếu dùng hai lớp giá ngoài thì thang lên xuống nên đặt lệch nhau.
6. Ván khuôn trượt đến tầng hai hoặc độ cao quy định, giá treo  trong ngoài và lưới an toàn đều phải kịp thời lắp đặt đầy đủ. Sau khi trượt đến đáy giáo treo cách mặt đất 6m phải kịp thời dựng lưới an toàn ngang rộng 6m ở tầng đầu. Nếu vì lưới ngang lắp dựng không theo kịp yêu cầu tiến độ thi công ván khuôn trượt, cũng có thể dùng biện pháp phòng hộ an toàn hữu hiệu khác.
7. Các lỗ đứng để sẵn của kết cấu như ban công, giếng, thang máy, giếng trời, cùng với ván khuôn trượt lên đáy của gía nâng ở vị trí lỗ phải có cơ cấu phòng hộ di động tạm thời, đợi kết thúc trượt kết cấu tầng xây lại theo quy định dùng cơ cấu phòng hộ cố định thay cơ cấu phòng hộ di động để giữ liên tục phòng hộ an toàn của lỗ trong quá trình thi công ván khuôn trượt. Lỗ ngang của kết cấu phải kịp thời bố trí cơ cấu phòng hộ.
8. Tháo dỡ thiết bị ván khuôn trượt, phải lập phương án thi công tháo dỡ, lập trình tự tháo dỡ, phương pháp tháo dỡ và biện pháp kỹ thuật an toàn. Trước khi tháo dỡ thiết bị ván khuôn trượt, bốn xung quanh phía ngoài tầng liền kề ở gần phía dưới giá ngoài phải dựng lưới an toàn ngang rộng 3m. Trong quá trình tháo dỡ hệ thống ván khuôn xung quanh, cùng với việc tháo dỡ ván khuôn, dựng hệ thống phòng hộ an toàn dọc bên ngoài (trừ tường hồi). Trong quá trình tháo dỡ ván khuôn phải đảm bảo tính liên tục phòng hộ dọc bên ngoài.
9. Trong quá trình thi công trượt, nếu gặp gió cấp 6 trở lên hoặc thời tiết có mây mù lớn, phải dừng công tác trượt. Sau khi hết gió, mây mù, tuyết, đầu tiên phải kiểm tra thiết bị ván khuôn trượt và biện pháp phòng chống cháy xong mới có thể tiếp tục công việc.
10.  Trong quá trình nâng ván khuôn trượt, phải thường xuyên quan sát và kiểm tra cường độ bê tông sau khi ra khỏi ván khuôn, trạng thái làm việc của hệ thống chống đỡ và sàn thao tác, Sự thay đổi độ lệch phương đứng của kết cấu công trình, nếu thấy khác thường phải kịp thời xử lý.
11.  Nếu dùng phương pháp hạ khuôn thi công sàn đổ tại chỗ phải thiết kế và tính toán điểm treo bố trí trên vách, thanh treo và kẹp liên kết cùng với điểm treo của dàn chính. Việc lắp đặt phải chắc, an toàn tin cậy, các điểm treo phải bố trí dây thép bảo hiểm.
Đọc thêm >>

LỰA CHỌN GIÀN GIÁO XÂY DỰNG

   Khi lựa chọn giàn giáo xây dựng để chống đỡ ván khuôn, cần phải xem xét các mặt: tính chất của công trình; chiều dài và chiều cao của công trình; nhịp, chiều cao và trọng lượng cấu kiện cần chống đỡ; tính chất lặp lại giống nhau của công trình trên mặt bằng và chiều cao…
   Có nghĩa là xem xét công trình một cách tổng thể và chi tiết. Ngoài ra, phải căn cứ vào khả năng của công cụ hiện có và sẽ mua sắm (số lượng, đặc tính kỹ thuật) và lập biện pháp giàn giáo trên cơ sở phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho phép.
Đọc thêm >>

VÁN KHUÔN THÉP - GIÀN GIÁO THÉP

Để sản xuất ván khuôn thép, giàn giáo thép, chúng ta cần để ý đến vật liệu thép để sản xuất các sản phẩm này. Thép làm ván khuôn, giàn giáo phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
1. Đối với những thành phần phải chịu tải của ván khuôn, và các phụ kiện liên kết (như tấm khuôn định hình, dầm đỡ, cột chống, thanh giằng), cũng như các chi tiết khác, phải dùng thép có mác đã được xác định trong thiết kế ván khuôn. Nếu trong thiết kế thiếu sự chỉ dẫn thì dùng thép có mác không dưới CT3, phù hợp với các tiêu chuẩn của thép cacbon phẩm chất thường.
2. Đối với các thành phần ván khuôn không chịu lực tính toán, dùng thép CTO hay các loại thép khác có mác tương đương.
3. Với các phụ kiện liên kết (móc kẹp đàn hồi) có thể dùng thép 65T và 55TC.
4. Các loại cột điều chỉnh chiều cao, gông cột… có thể làm bằng thép cường độ cao nhưng phải phù hợp với các tiêu chuẩn kinh tế-kỹ thuật.
5. Khi dùng thép lưới làm mặt khuôn, có thể sử dụng loại có mắt 2.5×2.5mm đến 5x5mm, với đường kính từ 1-1.2mm. Trước khi lắp phải khử dầu mỡ.

Đọc thêm >>

VÁN KHUÔN MÓNG BĂNG (1)

   Với móng băng tiết diện hình chữ nhật, khi chiều cao bé hơn 200mm, ván khuôn móng băng được làm bằng ván có chiều dày từ 40-50mm, cố định thành móng bằng cọc đóng xuống nền đất. Khi chiều cao móng dưới 500mm, ván khuôn được tăng cường các nẹp, áp lực ngang của bê tông mới đổ, tác dụng lên thành ván khuôn, do các cây chống xiên và cọc chịu, hoặc được truyền qua các thanh chống tựa lên thành hố móng.
   Với móng băng tiết diện chữ nhật và giật cấp, khi có chiều cao bé hơn 750mm, ván khuôn được làm từ các tấm khuôn và gông kẹp. Gông kẹp có thể làm bằng gỗ hoặc kim loại. Khi lắp ván khuôn, các tấm khuôn ở một phía của thành móng được cố định, theo vị trí thiết kế, bằng các cọc đóng xuống đất và cây chống xiên (2-3 cọc cho 1 tấm khuôn). Các tấm khuôn của thành còn lại được giữ bằng gông kẹp và thanh cữ chống tạm thời.

Đọc thêm >>

SÀN THAO TÁC

Sàn thao tác- mâm giàn giáo có kích thước bao 1.600mm x 360mm x 1,2mm. Toàn bộ sàn thao tác- mâm giàn giáo được ghép bởi hai tấm xà gồ dập gân trợ lực hai bên biên, độ dày của tôn dập xà gồ là 1,2mm.
Khi có nhu cầu thuê hoặc đặt gia công sàn thao tác - mâm giàn giáo, xin Quý khách hãy gọi ngay cho chúng tôi để nhận được giá tốt nhất.
HOTLINE: 0982.588.533 (Mr. Hân)
Đọc thêm >>

VÁN KHUÔN ĐỊNH HÌNH

Ván khuôn luân lưu (ván khuôn định hình) là những bộ ván khuôn chế tạo định hình thành từng bộ, từng tấm tiêu chuẩn trong các nhà máy hoặc công xưởng. Khi đưa rất thi công ở công trường người công nhân liên kết các tấm hoặc bộ phận với nhau bằng các phụ kiện thành hình dáng chuẩn xác để làm khuôn đổ bê tông. Sau khi bê tông đạt cường độ cho phép, ván khuôn được tháo ra dùng cho những kết cấu và công trình khác.
Ván khuôn luân lưu được chế tạo thành cấu kiện (tấm khuôn, hoặc lắp ghép từ các tấm khuôn thành hộp khuôn…) để lắp vào công trình. Ván khuôn luân lưu dịch chuyển theo chiều cao (ván khuôn treo, ván khuôn leo) nâng lên từng chu kỳ theo chiều cao đổ bê tông. Khi bê tông đạt cường độ cho phép, tháo ván khuôn ở đợt dưới, lắp lên đợt trên.
+ Kết cấu của ván khuôn luân lưu cho phép dùng được nhiều lần; ngoài ra, còn có thể tháo cục bộ ván khuôn để sử dụng vào chỗ khác (như tháo ván khuôn cột, ván khuôn dầm… là những bộ phận chỉ chịu lực xô ngang).
Trong thiết kế việc xác định kích thước của các tấm ván khuôn cần phải xem xét một số yêu cầu sau:
- Số lượng mối nối phải ít nhất và đơn giản;
- Số loại tấm phải tối thiểu cho một kết cấu xây dựng;
Tấm ván khuôn luân lưu, tùy thuộc vào tính chất của kết cấu ván khuôn, vào phương tiện vận chuyển để sử dụng cho công trình xây dựng, được chia ra như sau:
+ Tấm ván khuôn kích thước bé, lắp tháo bằng thủ công trọng lượng dưới 70kg;
+ Tấm ván khuôn kích thước lớn, lắp tháo bằng cơ giới. Ván khuôn tấm lớn có thể gia công nguyên tấm, hay lắp ghép từ các tấm bé với hệ thống gông - sườn để thành tấm lớn.
Thông thường người ta chỉ sản xuất loại tấm có trọng lượng khoảng 25 – 40 kg cho một tấm để lắp ghép bằng thủ công. Nếu lắp ghép bằng cơ giới thì trọng lượng mỗi tấm gần bằng sức nâng của phương tiện sử dụng.
Khi sử dụng các bộ ván khuôn luân lưu, phải sử dụng luôn hệ thống xà gồ, cây chống, sàn thao tác và các phương tiện luân chuyển đồng bộ mới phát huy được ưu điểm.
Các tấm ván khuôn tiêu chuẩn được sản xuất có nhiều loại
- Ván khuôn luân chuyển làm bằng gỗ được chế tạo trong các nhà máy gỗ, hoặc các xưởng mộc gia công ở công trường. Một bộ ván khuôn loại này được sản xuất thành các mảng. Khi đưa ra công trường lắp thành khuôn đúc các bộ phận kết cấu của công trình.
- Ván khuôn luân chuyển bằng gỗ dán (hoặc ván ép) được sản xuất trong các nhà máy chế biến gỗ. Bề mặt ván khuôn tiếp giáp với bê tông nhẵn, phẳng. Phía không tiếp giáp với bê tông (phần ngoài) có hệ sườn, khung để tăng độ cứng cho mảng ván khuôn. Sử dụng hệ ván khuôn gỗ dán trong thi công có nhiều ưu điểm như: Gọn, nhẹ, dễ thao tác, vận chuyển; dễ tháo lắp; độ luân chuyển lớn, thường sử dụng được từ 25 – 40 lần.
- Ván khuôn luân chuyển bằng kim loại thường làm bằng sắt, bằng hợp kim. Làm bằng sắt nặng nên vận chuyển và lắp dựng khó khăn. Dùng hợp kim nhẹ làm các bộ ván khuôn luân chuyển rất phù hợp cho vận chuyển, lắp dựng. Các tấm ván khuôn kim loại được chế tạo định hình, có kích thước từ 1,2 – 1,8m chiều dài; chiều rộng từ 30 – 45cm, có hệ sườn cứng để giữ ổn định cho tấm và liên kết các tấm lại với nhau. Trọng lượng các tấm thường từ 20 - 40kg, với trọng lượng này rất thuận tiện cho việc chuyên chở, lắp dựng. Khi sản xuất, mặt ván khuôn tiếp giáp với bê tông được làm nhẵn, mặt còn lại được chế tạo thêm hệ sườn cứng. Dùng các tấm ván khuôn kim loại riêng lẻ này, ghép lại với nhau để tạo thành các hộp ván khuôn cột, cốp pha tường, cốp pha dầm, cốp pha sàn và các công trình khác.
Đọc thêm >>

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VÁN KHUÔN

   Ván khuôn ảnh hưởng nhiều đến thời gian thi công, đến chi phí và chất lượng công trình. Nhiều nhà thiết kế chỉ quan tâm đến việc lựa chọn kết cấu công trình sao cho chi phí về vật liệu bê tông và sắt thép hạ nhất, mà không chú trọng đến yếu tố ván khuôn và biện pháp đúc bê tông công trình. Trong một số bộ phận công trình, kinh phí cho công tác ván khuôn còn cao hơn kinh phí cho vật tư bê tông và sắt thép của bộ phận công trình đó.
   Ván khuôn tuy chỉ là một kết cấu tạo hình và chống đỡ tạm thời, nhưng người thiết kế vẫn phải có trách nhiệm tạo dựng hệ kết cấu tạm thời đó, phải đảm bảo vững chắc, ổn định và an toàn. Đã có những trường hợp ván khuôn bị bung, bể trong lúc đúc bê tông hoặc cơn lốc làm bay cả hệ thống ván khuôn. Mọi sự cố về ván khuôn dù nhỏ cũng làm trì hoãn thi công, làm tăng giá thành công trình và gây hại cho người.

   Thành phần ván khuôn bao gồm:
   - Ván mặt là phần tiếp xúc trực tiếp với bê tông, quyết định hình dạng, kích thước và chất lượng bề mặt kết cấu;
   - Sườn cứng liên kết với ván mặt tăng độ cứng cho ván khuôn;
   - Các phụ kiện ván khuôn liên kết dùng để liên kết các tấm ván khuôn với nhau trong cùng một mặt phẳng hoặc ở những mặt phẳng khác nhau, liên kết ván khuôn với hệ chống đỡ.
Đọc thêm >>

YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VÁN KHUÔN

Ván khuôn (ván khuôn xây dựng) là một công cụ thi công rất cần thiết và quan trọng cho việc đúc bêtông tại hiện trường cũng như trong nhà máy. Vì vậy khi chế tạo, sử dụng, ván khuôn cần đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật nhất định. Đa số ván khuôn được làm bằng gỗ, hoặc bằng kim loại, được sản xuất ở trong nhà máy, công xưởng hoặc ở ngay hiện trường. Dù sản xuất ở đâu, ván khuôn cũng được đáp ứng các yêu cầu sau :
1. Công tác ván khuôn phải thực hiện phù hợp với các quy phạm hiện hành của các công tác có liên quan. Ngoài ra, khi thiết kế ván khuôn, cần theo các tiêu chuẩn thiết kế khác nhau có liên quan.
2. Ván khuôn cần được thực hiện theo bản vẽ thiết kế. Đối với những dạng ván khuôn phức tạp, cần thực hiện đồng thời giữa thiết kế công trình và thiết kế ván khuôn; với những dạng ván khuôn quen thuộc như cột, dầm, sàn cần thực hiện đầy đủ những quy định chung để đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.
3. Ván khuôn cần được chuẩn bị ở ngoài công trình xây dựng theo thứ tự sử dụng.
4. Những cấu kiện của ván khuôn và các phụ kiện kèm theo phải được gia công theo bản vẽ thiết kế: nghiệm thu thấy đạt yêu cầu  mới cho xuất xưởng .
5. Ván khuôn mang đến công trình cần được chuẩn bị kĩ càng, đánh dấu từng cấu kiện, ở vị trí dễ thấy, bằng sơn: ván khuôn phải hoàn chỉnh với các chi tiết kèm theo. Số lượng và thời gian dùng ván khuôn phải đảm bảo yêu cầu thi công liên tục theo tiến độ thi công của công trình.
6. Ván khuôn giàn giáo phải được sử dụng theo đúng quy định, có theo dõi. Ván khuôn nên sử dụng lại, với số lần càng nhiều càng tốt. Đối với ván khuôn gỗ phải dùng được từ 3-7 lần, ván khuôn thép hay ván khuôn nhôm phải dùng được từ 50-200 lần. Để dùng được nhiều lần ván khuôn sau khi dùng xong phải được cạo, tẩy sạch sẽ; phải bôi dầu mỡ, cất đặt vào những nơi khô ráo. Gỗ dùng để sản xuất ván khuôn thường là gỗ nhóm V-VII.
7. Công tác ván khuôn cần được thực hiện theo dây chuyền sản xuất. Khi gia công cần bố trí hợp lí công cụ sản xuất, vật liệu, tổ chức vận chuyển. Khi lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, cần phân chia thành những đoạn thi công và phối hợp với các công việc khác như lắp đặt cốt thép, đổ bêtông v.v…
8. Để thực hiện công tác ván khuôn tại công trình, cần làm cho mỗi khu vực xây dựng có đủ nhân lực với những dụng cụ đồng bộ. Ván khuôn phải :
Có hình dạng, kích thước phù hợp với những bộ phận kết cấu và công trình có trong bản vẽ thiết kế.
- Phải bền, cứng, ổn định, không cong, vênh .
- Chịu được tải trọng bản thân của ván khuôn, bêtông cốt thép, trọng lượng của người khi đổ bêtông, sức gió v.v…
- Kín khít không cho nước và vữa xi măng chảy ra.
- Gọn, nhẹ, tiện dụng, vận chuyển, tháo, lắp dễ dàng và thuận lợi;  khi tháo ván khuôn,  không gây sứt mẻ, nứt vỡ bêtông, cũng như hư hỏng ván khuôn; không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép và đổ bêtông;
- Tạo được bề mặt bê tông phẳng và nhẵn;
- An toàn khi sử dụng;
9. Khi tháo ván khuôn, giàn giáo xây dựng, không được gây lực chấn động vì dễ làm hư hỏng bêtông. Các cột giáo chống đỡ phải chịu tải trọng công trình, cần đạt trên các tấm đệm điều chỉnh được độ cao (như nêm, kích, đện cát hình trụ) hoặc bản thân cột giáo có trang bị bộ phẩn điều chỉnh được độ cao (như bố trí vít xoay tại chân cột, đầu cột, hoặc cách chân cột khoảng 0,8- 1 m).

Giới thiệu về VANKHUON.NET:
Sản phẩm ván khuôn của chúng tôi được gia công theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và được kiểm tra khắt khe từ khâu chọn nguyên liệu đầu vào đến kiểm tra sau khi hoàn thiện.
Trải qua nhiều năm phát triển, sản phẩm ván khuôn của chúng tôi đã trở nên tin cậy và quen thuộc đối với các khách hàng trên cả nước.
Sản phẩm ván khuôn của chúng tôi được sử dụng tại nhiều công trình trọng điểm như Dự án FOMOSA Hà Tĩnh, Dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn Thanh Hóa, Dự án nhiệt điện Mông Dương hay tại nhiều dự án khác tại Hà Nội, HCM và các tỉnh lân cận.
Khi có nhu cầu thuê, mua bán thanh lý hoặc gia công sản xuất, xin Quý khách hãy gọi ngay cho chúng tôi để nhận được giá tốt nhất.
HOTLINE: 0982.588.533 (Mr. Hân)
Đọc thêm >>

PHÂN LOẠI VÁN KHUÔN THEO CẤU TẠO

   Theo cấu tạo và cách lắp ráp ván khuôn người ta phân ra: ván khuôn cố định, ván khuôn định hình (hay ván khuôn luân lưu), ván khuôn di động (di động ngang, di động lên cao), ván khuôn ốp mặt, ván khuôn đặc biệt,...
1. Ván khuôn cố định
Ván khuôn cố định thường làm bằng gỗ, ít khi làm bằng kim loại, được gia công tại hiện trường. Khi chế tạo ván khuôn, người ta làm theo từng bộ phận kết cấu của công trình nào đó để đổ bê tông. Sau khi bê tông đông cứng tháo ra thì không thể dùng cho công trình khác loại, khi dùng cho công trình khác phải gia công lạị.
Việc liên kết các tấm ván nhỏ thành các mảng lớn thường đóng bằng đinh nên ván khuôn chóng hỏng, hệ số luân chuyển thấp. Kích thước của các tấm gỗ và cách cấu tạo phụ thuộc vào kích thước của các kết cấu phần phải đúc.
- Ưu điểm của ván khuôn cố định là sản xuất dễ dàng.
- Nhược điểm là tiêu hao nhiều vật liệu (vì phải cắt vụn để thích hợp với các chi tiết của kết cấu công trình) và nhân công, kinh tế.

2. Ván khuôn định hình
Ván khuôn định hình hay còn gọi là ván khuôn luân lưu và ván khuôn luân chuyển.
Được chế tạo định hình thành từng bộ phận, từng tấm tiêu chuẩn trong các nhà máy hoặc các công xưởng. Khi đưa ra thi công tại công trường người công nhân chỉ liên kết chúng với nhau bằng các phụ kiện tạo thành hình dáng chuẩn xác theo thiết kế để đổ bê tông. Sau khi bê tông đủ cường độ người ta tháo nguyên hình đem đi thi công các công trình khác. Loại này cho phép sử dụng nhiều lần, tháo lắp dễ dàng, ít thất lạc, mất mát. Cũng vì vậy loại ván khuôn này còn được gọi là ván khuôn tháo lắp hay ván khuôn luân lưu.
   Trong thiết kế việc xác định kích thước của các tấm ván khuôn định hình cần phải xem xét một số yêu cầu sau:
   - Số lượng mối nối phải đơn giản và ít nhất;
   - Số loại tấm cho một kết cấu xây dựng phải ít nhất;
   - Không nên sản xuất tấm có khối lượng lớn hơn 70kg, vì trọng lượng lớn, lắp ghép thủ công rất khó khăn mà phải sử dụng cơ giới.

3.Ván khuôn di chuyển
   Ván khuôn di chuyển (di động) là loại ván khuôn không tháo rời từng bộ phận sau mỗi chu kỳ hoạt động mà để nguyên di chuyển sang vị trí sử dụng của chu kỳ tiếp theo.
   Tất cả ván khuôn di chuyển, dịch chuyển được (theo phương đứng hoặc phương ngang) là nhờ những thiết bị đặc biệt như: kích, tời, cần cẩu và những thiết bị liên kết. treo, đỡ… Đối với mỗi loại ván khuôn những thiết bị này được thiết kế theo chức năng chuyên dùng.
a. Ván khuôn di chuyển theo phương đứng
Là ván khuôn mà khi tháo rời khỏi chu kỳ hoạt động này, nó dịch chuyển tới chu kỳ hoạt động tiếp theo theo phương thẳng đứng. Chúng được cấu tạo từ những tấm có chiều cao từ 1.2 – 1.5m. lắp vào toàn bộ chu vi công trình. Khi di chuyển ván khuôn được nâng lên liên tục, hay từng chu kỳ cho đến khi thi công xong hết chiều cao công trình. Loại này có kết cấu rất nhỏ so với bề mặt kết cấu công trình. Ngoài ra  hệ thống đỡ gọn nhẹ, tiết kiệm được nhiều vật liệu và nhân công so với loại ván khuôn cổ điển. Ván khuôn di chuyển theo phương đứng có thể phân ra:
- Ván khuôn trượt là ván khuôn di chuyển lên cao, nhưng việc di chuyển được tiến hành liên tục, đồng đều trong suốt quá trình đổ bê tông. Nó là một bộ ván khuôn hoàn chỉnh dùng để thi công đổ bê tông các cấu kiện thẳng đứng của một công trình. Các cấu kiện nằm ngang như sàn, dầm sẽ được thi công riêng biệt theo các công nghệ khác.
Ván khuôn trượt dùng để đổ bê tông các công trình có chiều cao lớn, có tiết diện không đổi hoặc ít thay đổi, như xi-lô, đài nước, ống khói. Ván khuôn trượt được dùng rộng rãi để thi công bê tông toàn khối các công trình dân dụng, đặc biệt là xây dựng nhà ở nhiều tầng có chiều cao lớn.
- Ván khuôn leo:
Ván khuôn leo là ván khuôn bám vào công trình để di chuyển lên cao.
Toàn bộ ván khuôn  hay một đoạn có thể nâng lên theo từng chu kỳ, tùy thuộc vào thời gian kể từ khi đổ bê tông cho đến khi bê tông đông kết (đủ cường độ cho phép tháo ván khuôn trong phạm vi ghép ván khuôn). Ván khuôn leo thường dùng vào công trình có khối lớn như đập nước, tường chắn, xi-lô…
- Ván khuôn treo:
Ván khuôn treo là ván khuôn bám vào hệ giáo đỡ để di chuyển lên cao.
Toàn bộ ván khuôn được treo trên tháp nâng đặt ở trung tâm, và nâng lên bằng thiết bị nâng, theo từng chu kỳ, tùy thuộc vào thời gian ninh kết của bê tông (đủ cường độ cho phép tháo ván khuôn để đưa ván khuôn lên đợt trên). Ván khuôn treo thường dùng vào công trình có chiều cao lớn tiết diện không đổi và thay đổi như: ống khói, tháp làm lạnh…
b. Ván khuôn di chuyển theo phương ngang
Ván khuôn di chuyển theo phương ngang là hệ ván khuôn được cấu tạo bằng những tấm khuôn, liên kết vào khung đỡ. Khung đỡ lắp trên hệ thống bánh xe, chạy trên đường ray theo chiều dài công trình. Việc dịch chuyển này thực hiện bằng tời hay kích. Như vậy cho phép đổ bê tông trên từng phân đoạn.
Ván khuôn di chuyển theo phương ngang dùng để thi công các công trình bê tông cốt thép như mái nhà công nghiệp, vòm cuốn đơn giản, các công trình có chiều dài lớn, tiết diện không thay đổi (như tuynen, đường hầm, mái chợ, kênh dẫn nước…).
Để sử dụng được loại ván khuôn này công trình phải đủ dài, các đoạn của kết cấu lặp lại có tính chu kỳ. Một bộ ván khuôn tương ứng với một đoạn công trình.

4.Ván khuôn ốp mặt
   Ván khuôn ốp mặt là loại ván khuôn rất kiên cố. Sau khi thi công, loại ván khuôn này được để lại làm bề mặt của kết cấu, nó có thể chịu được các tải trọng trong thi công và tải trọng nén, uốn của kết cấu.
Cấu tạo loại ván khuôn này có thể bằng bê tông cốt thép, hoặc bằng kim loại, chúng được dùng ở những công trình đặc biệt như công trình cách nhiệt, công trình chống bức xạ…

5. Ván khuôn đặc biệt
Dùng cho các công trình phụ thuộc vào phương pháp đổ bể tông; ván khuôn rút nước cho bê tông; ván khuôn tự mang tải, ván khuôn lưu (chết), ván khuôn cho bê tông đúc sẵn.
Đọc thêm >>